NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VIỆC TIẾP NHẬN, TRẢ LỜI NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC QUAN TÂM TẠI MỤC HỎI ĐÁP
Trân trọng mời Quý bạn đọc gửi câu hỏi qua hộp thư điện tử của Trung tâm theo địa chỉ: scedfa@danang.gov.vn Thông tin cần hỏi bằng tiếng Việt có dấu và số điện thoại, email, địa chỉ để thuận tiện liên lạc trao đổi, phản hồi. Ý kiến trả lời có thể được đăng tải ở chuyên mục "Hỏi - Đáp" hoặc gửi trực tiếp đến hộp thư điện tử cho Quý bạn đọc trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cảm ơn!


TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

1. Câu hỏi
Thủ tục cấp lại sổ BHXH như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 31, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để được cấp lại sổ BHXH.

2. Câu hỏi:
Khi nào thì người dân sẽ được cấp thẻ BHYT bằng nhựa có gắn chip tương tự thẻ ATM để người dân tiện việc bảo quản cũng như khi đi khám chữa bệnh.
Trả lời:
Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tiến hành xây dựng, xin ý kiến Bộ Y tế về mẫu thẻ BHYT mới thay thế mẫu thẻ BHYT giấy. Thẻ BHYT mới được xây dựng theo hướng: thẻ BHYT giấy tăng thêm định lượng giấy và được ép plastic trước khi chuyển cho người tham gia; ngoài ra còn xây dựng thêm mẫu thẻ BHYT chất liệu nhựa cứng và thẻ BHYT ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh, cho phép người tham gia có thể cài đặt, tải thông tin thẻ BHYT về điện thoại thông minh, máy tính bảng… để đáp ứng nhu cầu và sử dụng linh hoạt với từng đối tượng tham gia.

3. Câu hỏi:
Tôi muốn xin giấy xác nhận đang tham gia BHXH vậy tôi cần phải có những hồ sơ gì, và thủ tục như thế nào để được cấp giấy xác nhận này?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 2; Khoản 7 Điều 18, Khoản 7 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, người lao động được cấp và quản lý sổ BHXH; định kỳ 06 tháng, được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ hàng năm được cơ quan BHXH xác nhận trên tờ rời về việc đóng BHXH; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH. Đối chiếu quy định nêu trên, thông tin tham gia, đóng BHXH của Ông/Bà được ghi nhận trong tờ rời và sổ BHXH.

4. Câu hỏi:
Cho em hỏi có được đóng bù thời gian tham gia BHXH tự nguyện chậm không? Ví dụ, em tham gia BHXH tự nguyện theo phương thức đóng 5 năm. Vậy năm thứ 11 em có được đóng bù thời gian chưa đóng từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 không?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014; Điều 9, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì thời điểm đóng BHXH tự nguyện là trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, trong 03 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần, trong 04 tháng đầu đối với phương thức 06 tháng một lần và trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần. Quá thời điểm quy định trên mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH, việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó, trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Đối chiếu quy định nêu trên, việc đóng bù cho thời gian chậm đóng trước đó chỉ áp dụng với các phương thức đóng: hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, không có quy định về việc đóng bù cho thời gian chậm đóng đối với phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm một lần). Do vậy, trường hợp Ông/Bà chưa đóng thời gian từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 thì tiếp tục đóng từ năm thứ 11 và không được đóng bù cho thời gian trước đó.

5. Câu hỏi:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Trả lời:
- Hòa giải viên lao động
- Hội đồng trọng tài lao động
- Tòa án nhân dân

6. Câu hỏi:
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất bao nhiêu giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
Trả lời:
12 giờ

7. Câu hỏi:
Người lao động sinh đôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản bao nhiêu tháng
Trả lời:
07 tháng

8. Câu hỏi:
Thời giờ làm việc ban đêm là
Trả lời:
Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau

8. Câu hỏi:
Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc
Trả lời:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất

9. Câu hỏi:
Thời gian thử việc đối với công việc chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
Trả lời:
60 ngày

10. Câu hỏi:

Mức lương để tính trợ cấp thôi việc là
Trả lời:
Bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc

11. Câu hỏi:
Người lao động có điều kiện nào sau đây được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm so với điều kiện bình thường
Trả lời:
- Bị suy giảm khả năng lao động
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

12. Câu hỏi:
Thời giờ làm thêm trong một năm không quá
Trả lời:
200 giờ/năm

13. Câu hỏi:
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên công ty có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không
Trả lời:
Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không cần báo trước

14. Câu hỏi:
Trong doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động thì tổ chức nào được quyền lãnh đạo đình công
Trả lời:
Công đoàn

15. Câu hỏi:
Người lao động áp dụng biện pháp kết hoạch hóa gia đình triệt sản được nghỉ hưởng chế độ BHXH bao nhiêu ngày
Trả lời:
15 ngày

16. Câu hỏi:
Mức trợ cấp mai táng phí là
Trả lời:
10 lần mức lương cơ sở

17. Câu hỏi:
Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ là bao nhiêu
Trả lời:
300% + tiền lương ngày

18. Câu hỏi:
Người lao động tham gia đình công được hưởng lương như thế nào
Trả lời:
Không được hưởng lương

19. Câu hỏi:
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động là
Trả lời:
Không quá 8 giờ một ngày, 48 giờ một tuần

20. Câu hỏi:
Các trường hợp nào sau đây người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
Trả lời:
- Không được bố trí theo đúng công việc
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

21. Câu hỏi:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào sau đây
Trả lời:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá thời gian quy định
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm

22. Câu hỏi:
Tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công khi có bao nhiêu % người được lấy ý kiến đồng ý
Trả lời:
Trên 50%

23. Câu hỏi:
Thời giờ làm thêm trong một ngày
Trả lời:
Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày

24. Câu hỏi:
Có mấy loại hợp đồng lao động
Trả lời:
Có 02 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

25. Câu hỏi:
Người lao động có điều kiện nào sau đây được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm so với điều kiện bình thường
Trả lời:
- bị suy giảm khả năng lao động
- làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

26. Câu hỏi:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của ngày thường là bao nhiêu
Trả lời:
150 % so với tiền lương của ngày làm việc bình thường

27. Câu hỏi:
Điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là
Trả lời:
Đóng BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh

28. Câu hỏi:
Mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người lao động không còn có người trực tiếp nuôi dưỡng là
Trả lời:
70% mức lương cơ sở

29. Câu hỏi:
Người lao động tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày sẽ bị kỷ luật sa thải?
Trả lời:
05 ngày

30. Câu hỏi:
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày bao nhiêu phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
Trả lời:
60 phút

31. Câu hỏi:
Hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng các hình thức nào sau đây?
Trả lời:
- Bằng văn bản
- Bằng lời nói
- Bằng phương tiện điện tử

32. Câu hỏi:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì tổng số ngày lễ, tết trong một năm là
Trả lời:
11 ngày

33. Câu hỏi:
Các tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Trả lời:
- Hòa giải viên lao động
- Hội đồng trọng tài lao động

34. Câu hỏi:
Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người sử dụng lao động là bao nhiêu %
Trả lời:
14%

35. Câu hỏi:
Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ là bao nhiêu
Trả lời:
300% + tiền lương ngày

36. Câu hỏi:
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là
Trả lời:
06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng

37. Câu hỏi:
Nội quy lao động phải gồm các nội dung nào sau đây
Trả lời:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Trật tự tại nơi làm việc
- An toàn, vệ sinh lao động

38. Câu hỏi:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu đối với hành vi vi phạm bình thường
Trả lời:
06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm

39. Câu hỏi:
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không ?
Trả lời:
Được giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết

40. Câu hỏi:
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm
Trả lời:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác